CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh lý về tim mạch. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, do đó người cao tuổi cần bổ sung các kiến thức để chủ động phòng ngừa bệnh tim mạch.

Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh tim mạch là những bệnh lý liên quan đến rối loạn hoạt động, cấu trúc của tim và mạch máu.

Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi bao gồm:

Tăng huyết áp

Rối loạn chuyển hóa lipid

Nhồi máu cơ tim

Rối loạn nhịp tim

Bệnh lý van tim

Vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh tim mạch hơn người trẻ?

Ở tuổi nào cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tuổi càng cao thì nguy cơ tim mạch càng tăng lên, các nguyên nhân được biết đến như:

Hệ thống tim mạch bị lão hóa: Theo thời gian, các mạch máu sẽ giảm gần tính đàn hồi và trở lên xơ cứng, các van tim bị thoái hóa.

Lối sống không khoa học: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn mặn hoặc tâm lý căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Cholesterol máu cao: Có 2 loại là cholesterol tốt và cholesterol xấu, cholesterol xấu dễ gây hình thành mảng huyết khối và xơ vữa mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, suy tim hay nhồi máu cơ tim.

Cholesterol máu cao làm hẹp lòng mạch

Ngoài ra, một số bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim… một phần do yếu tố di truyền.

Các biện pháp phòng tránh bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

Chúng ta nên có ý thức phòng tránh các bệnh về tim mạch càng sớm càng tốt, áp dụng một số cách sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều trái cây, hoa quả và ngũ cốc, ăn ít đường và muối. Hạn chế ăn đồ nhiều chất béo vì chất béo sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu cao, là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • Kiểm soát huyết áp: Cần xây dựng kế hoạch theo dõi và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp luôn ở mức ổn định. Trường hợp người bệnh cao huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • Kiểm soát đường huyết để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Nếu mắc đái tháo đường, việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
  • Kiêng rượu bia, thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy, tăng đông máu và gây tổn thương thành mạch… Uống nhiều rượu làm tăng triglyceride sẽ đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Để duy trì sức khỏe và chống lại các tác nhân gây rối loạn nhịp tim, các chuyên gia khuyến cáo nên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Người cao tuổi vận động phù hợp và đều đặn sẽ tốt cho tim mạch

  • Giữ tâm trạng thoải mái: tránh xa căng thẳng, stress vì stress kéo dài có thể làm tăng nhịp tim và tăng nguy cơ tăng huyết áp.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ: chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra các chỉ số huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, phát hiện sớm những bất thường nếu có là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Điện thoại
Điện thoại
Zalo